Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016
Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016

Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016

Lam thuyền kỳ Anh Quốc với với bốn ngôi sao Nam Thập Tự màu đỏ, viền trắng
Không đổi
Hai cuộc trưng cầu dân ý đã được Chính phủ New Zealand tổ chức vào tháng 11 và 12 năm 2015 và tháng 3 năm 2016 để xác định quốc kỳ của quốc gia. Cuộc bỏ phiếu kết thúc với kết quả giữ lại quốc kỳ hiện tại của New Zealand.[1]Ngay sau khi thông báo trưng cầu dân ý, các lãnh đạo đảng đã xem xét dự thảo luật và chọn các ứng cử viên cho Hội đồng Xét duyệt Quốc kỳ (Flag Consideration Panel). Mục đích của nhóm này là công khai quy trình, tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp và đề xuất về quốc kỳ từ công chúng, đồng thời quyết định danh sách rút gọn cuối cùng. Đơn vị tư vấn mở và trưng cầu thiết kế đã thu được 10.292 đề xuất thiết kế từ công chúng, sau đó rút gọn thành "danh sách dài" gồm 40 thiết kế và sau đó là "danh sách rút gọn" gồm 4 thiết kế để tranh cử trong cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên.[2][3] Sau một bản kiến ​​nghị, danh sách rút gọn sau đó đã được mở rộng để bao gồm một thiết kế thứ năm, Red Peak.Cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên diễn ra từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 năm 2015 với câu hỏi: "Nếu quốc kỳ New Zealand thay đổi, bạn thích thiết kế nào hơn?" ("If the New Zealand flag changes, which flag would you prefer?").[4][5] Các cử tri đã lựa chọn một số mẫu cờ được Hội đồng Xem xét Quốc kỳ chọn ra. Lá cờ dương xỉ bạc màu đen, trắng và xanh lam của Kyle Lockwood (cờ Silver Fern) đã tiến tới cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai.Cuộc trưng cầu dân ý thứ hai diễn ra từ ngày 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 2016. Nó yêu cầu cử tri lựa chọn giữa phương án thắng cử trưng cầu lần thứ nhất (cờ dương xỉ bạc màu đen, trắng và xanh) và quốc kỳ New Zealand hiện tại.[6][7]Quá trình tiếp nhận và các thiết kế lọt vào vòng cuối bị chỉ trích gay gắt, không có sự nhiệt tình lớn nào được công chúng thể hiện.[8][9][10][11] Từ tổng hợp các phân tích, mọi người nhất trí rằng cuộc trưng cầu dân ý là "một quá trình hoang mang dường như chỉ làm hài lòng một số ít người".[12]

Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016

Ứng cử viênƯu tiên đầu tiênƯu tiên hai cờTrưng cầu dân ý lần hai Ứng cử viênƯu tiên đầu tiên
 
Ứng cử viênQuốc kỳ New Zealand hiện tạiDương xỉ bạc (đen, trắng và lam)Dương xỉ bạc (đỏ, trắng và lam)
Ưu tiên đầu tiên40.15%41.64%
Ưu tiên hai cờ50.58%49.42%
Trưng cầu dân ý lần hai56.73%43.27%
 
Ứng cử viênRed PeakDương xỉ bạc (đen & trắng)Koru
Ưu tiên đầu tiên8.77%5.66%3.78%
Ưu tiên hai cờ
Số người đi bầu Trưng cầu dân ý lần một: 1,546,734 (48.78%)
Trưng cầu dân ý lần hai: 2,140,805 (67.78%)
Trưng cầu dân ý lần hai 56.73%
Ưu tiên đầu tiên 8.77%
Ứng cử viên Red Peak

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016 https://web.archive.org/web/20141031043628/http://... http://www.beehive.govt.nz/sites/all/files/PROCESS... http://www.nzherald.co.nz/flag-debate/news/article... https://web.archive.org/web/20151221002910/http://... http://www.elections.org.nz/events/referendums-new... http://www.beehive.govt.nz/release/first-steps-tak... http://www.legislation.govt.nz/bill/government/201... https://www.wsws.org/en/articles/2015/12/29/flag-d... https://www.nzherald.co.nz/flag-debate/news/articl... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:New_Ze...